Đảo Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan, phía tây nam của Việt Nam, Phú Quốc trải dài từ vĩ độ: 9°53′đến 10°28′độ vĩ bắc và kinh độ: 103°49′đến 104°05′độ kinh đông. Với rất nhiều điểm chuyến đi hấp dẫn.
Giếng Tiên Phú Quôc
Từ trung tâm thị trấn An Thới, vượt qua 2km đường rừng quen biển, khách thăm quan sẽ gặp một vùng nước trong xanh hiện ra. Ở đó có bãi cát trắng trải dài lượn vòng chân núi như muốn ôm trọn những con tàu đánh cá đang thả mình nghỉ ngơi quen rừng.
Lữ khách sẽ thấy một ngôi đền thờ nhỏ hiện ra trước mặt, trên những tảng đá treo leo. Tại đây còn có dấu viết của một chiếc ghế đá quay lưng ra biển, hướng về cánh đồng bao la, gọi là ngai vua.
Tương truyền rằng, khi chúa Nguyễn (tức Nguyễn Ánh – Gia Long) trong một lần trốn chạy quân Tây Sơn đã chạy đến Phú Quốc. Đến được nơi này thì nước ngọt đã hết, lương thực cũng cạn kiệt, lòng quân dao dộng. Trong lúc rối bời, Nguyễn Ánh đã cắm mũi kiếm xuống đá, ngửa mặt lên trời thốt lên rằng: Nếu trời cho làm vua thì hãy ban cho nước ngọt và lương thực.
Chỗ Đánh Dấu Chính Là Nơi Vua Gia Long Cắm Mũi Kiếm Xuống. Dứt lời, chỗ mũi kiếm cắm xuống, đá nứt ra, theo kẽ hở, nước ngọt từ dưới lòng đất tuôn ra. Kế đó, cá ở đâu từ biển nổi lên trên mặt nước vô số kể, giúp quân có lương thực để chống đói. Loại cá này sau đó được gọi là cá cơm và dòng nước trong khe đá nứt đó nay vẫn còn tuôn chảy cung cấp nước ngọt cho người dân trên đảo, được người dân nơi đây gọi là Giếng Ngự , Giếng Tiên hay Giếng Gia Long
Note: Tuy chỉ là một mạch nước nhỏ như thế, nhưng dù cho có lấy đi bao nhiêu nước, thì cái Giếng trên không bao giờ cạn. Thậm chí, khi thủy triều lên, tràn gần tới mé nước, thì nước trong hồ cũng không hề có vị mặn.
Đền Thờ Nguyễn Trung Trực ở Phú Quốc
tham quan Đền thờ Nguyễn Trung Trực tọa lạc tại số 8 đường Nguyễn Công Trứ, phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Mặt đền quay ra cửa biển và cách biển khoảng 100 m. Đây là ngôi đền lớn nhất trong số 9 ngôi đền thờ Nguyễn Trung Trực trên địa bàn tỉnh. Thứ hai phải kể đến là ngôi đền nằm trên mũi Gành Dầu ở đảo Phú Quốc.
Đền thờ Nguyễn Trung Trực được dựng ở nhiều nơi như Long An, Rạch Giá, Phú Quốc… nhưng ngôi đền ở Rạch Giá được xem là lớn nhất. Ngôi đền nằm đối diện với dòng sông êm đềm, ngay sát cửa biển, rợp mát bởi bóng cây bồ đề xanh tốt.
Qua khỏi cổng là bức tượng Nguyễn Trung Trực đúc bằng đồng. Trước đây, tượng thờ này đặt trước khu chợ nhà lồng Rạch Giá (cũ), nay được sơn lại màu nâu đỏ, và di dời vào đây. Bức tượng rất oai nghiêm, sống động với khí thế trung nghĩa, bất khuất, như câu nói của ông trước lúc hy sinh: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”. Trong khuôn viên bao bọc đình, ngoài bức tượng còn có ngôi mộ của ông được xây vào năm 1986.
Đến thăm ngôi đền này, bạn cũng sẽ được nghe thuyết minh về lịch sử ngôi đền, về cuộc đời anh hùng Nguyễn Trung Trực một cách tỉ mỉ, sinh động và hấp dẫn. Đến thăm đền Ông ở Rạch Giá, cảm nhận đầu tiên của bạn là sự thanh bình đến lạ kỳ.
Ngoài địa điểm để khách thập phương đến viếng, tưởng niệm, đền còn là nơi để người dân làm công đức. Ở đây nơi có phòng mạch thuốc nam miễn phí cho mọi người. Hàng ngày đền nhộn nhịp người ra vào để chữa bệnh, bốc thuốc, làm công đức.
Hàng năm, vào ngày 27, 28, 29 tháng 8 âm lịch, tại đền thờ có tổ chức lễ hội trọng thể kỷ niệm ngày hy sinh của ông. Mọi người tấp nập quây quần về đền để làm những món chay như tàu hủ, tương, chao… để đón tiếp khách thập phương. Trong những ngày diễn ra lễ giỗ, thành phố Rạch Giá còn tổ chức nhiều hoạt động phong phú như hội chợ thương mại, giao lưu văn nghệ quần chúng của ba dân tộc Kinh - Hoa – Khơme, các trò chơi dân gian, biểu diễn võ thuật, thi nấu ăn, thi múa lân, cộ hoa, thả hoa đăng trên dòng sông Kiên.
Vào ngày hội đền, người ta tổ chức nghi lễ cúng tế và diễn lại trận đánh chìm tàu Hy Vọng của Pháp trên sông Nhật Tảo. Ngoài ra, còn tổ chức các sinh hoạt văn hoá truyền thống như đua thuyền, đánh cờ..
Dinh Cậu Phú Quốc
Dinh Cậu còn có tên gọi là Miếu thờ Long Vương. Miếu thờ này được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, kỳ thú được tạo nên từ ghềnh đá và biển, liên quan với đạo thờ Mẫu. Điều này chứng tỏ từ khi mở đất người Việt đã đặt chân lên Phú Quốc và đặt nền móng cho văn hóa Việt bén rễ ở vùng đảo xa này. Dinh Cậu liên quan mật thiết với tục thờ Bà Cậu, tức tục thờ Bà Thủy và Cậu Tai, con trai út cưng của bà. Nếu ở miền Quảng Nam- Đà Nẵng có tục thờ “Cậu Tài”( tài vật, tài sản…), thì trong tiến trình “Nam tiến” khai hoang người ta gọi chệch đi là “Cậu Tai”(tai hoạ, tai nạn…), một đối tượng khách quan mà mình chưa nhận thức hết, chưa chinh phục được.
Từ chữ “Tài” đến chữ “Tai”, cho thấy bước phát triển mới về chủ nghĩa duy vật mộc mạc trong tư duy của nhân dân lao động khai hoang xưa.
Thiên nhiên đã tạo nên những múi đá kỳ lạ để người dân nơi đây dựng lên Dinh Cậu, hương khói quanh năm.
Mũi đá Dinh Cậu cuốn hút Lữ khách không chỉ bởi vẻ kỳ thú do thiên nhiên ban tặng, mà còn vì sự huyền bí, linh thiêng qua những truyền thuyết xa xưa.
Chuyện kể rằng người dân Phú Quốc sống bằng nghề chài lưới, nhiều ngư dân ra khơi gặp sóng dữ đã mãi mãi không về. Đột nhiên một mõm đá dần dần nổi lên nơi cửa biển, người dân cho rằng đây là điềm tốt nên đến đây thờ cúng và quả nhiên chuyến đi gặp được sóng êm biển lặng. Tin lành đồn xa, dần dần hình thành nên tục thờ cúng tại mỏm đá này và đặt tên là DINH CẬU.
Dinh Cậu ra đời vào khoảng thế kỷ XVII, nằm cách thị trấn Dương Đông 200m về phía tây. Từ bãi cát trắng xóa leo lên 29 bậc đá là đến miếu thờ. Uy nghi trên nóc dinh là hình ảnh “lưỡng long tranh châu”. Bên trong chánh điện thờ Chúa Ngọc nương nương và tượng thờ hai “Cậu” – những cao nhân bảo vệ ngư dân vùng biển đảo. Đứng trên Miếu Dinh Cậu đưa mắt xa nhìn bao quát được cả chợ Dương Đông. Trên đường lên Dinh ta gặp Miếu Thổ Thần nhỏ và một hàng rào bằng bê tông rất vững chãi bao quanh Dinh. Sân được láng bằng xi măng có đặt bàn thờ Ông Thiên. Bên hành lang di tích là hàng cột đúc bằng xi măng với những câu liễn đắp nổi bằng chữ Hán như: “Tọa đại thạch đầu quy danh hiển” (Dinh Cậu nổi tiếng tọa lạc ở đầu của mõm đá giống con rùa). “Vạn cổ anh linh thông tứ hải” (Từ xưa anh linh của Dinh Cậu đã vang khắp bốn biển). “Chấn phong bình lượng bảo lương dân” (Dinh Cậu như tấm bình phong bảo vệ dân lành). “Phong điếu vũ thuận dân an lạc” (Nhờ ơn cậu mà mưa thuận gió hòa dân cư an lạc). Cửa chính được làm bằng gỗ trên vòm cửa có ghi ba chữ Thạch Sơn Điện. Ngày xây dựng 14/7/1937 ngày trùng tu 14/7/1997.
Trước mỗi chuyến ra khơi hay vào dịp lễ tết, người dân đảo lại đến thắp nhang cầu mong cho những chuyến đi biển được bình an. Hàng năm vào ngày 15, 16-10 âm lịch, nhân dân mở hội lớn, có rất đông người tham dự.
Nằm ở cửa Sông Dương Đông, Dinh Cậu được ví như biểu tượng của Phú Quốc nơi biển, cát, nắng và đá hoà trộn với nhau thành một khung cảnh hữu tình. Nơi đây không chỉ là một cảnh vật đẹp, có hình thù kỳ thú mà còn là nơi đất thánh linh thiêng, cổ kính. Những bậc thang lãng mạn đưa bạn lên đỉnh để cảm nhận được làn gió biển dịu dàng, ngắm nhìn mặt trời lặn qua các tảng đá bị ăn mòn và thưởng thức cảnh thanh bình của dòng sông Dương Đông.
Tọa lạc trên một ghềnh đá vươn ra biển, Dinh Cậu luôn sừng sững, hiên ngang trước sóng to gió lớn nhưng lại trở nên huyền diệu, lung linh. Phía trước Dinh Cậu là cửa Dương Đông, nơi có ghềnh đá dài với những mỏm đá nổi lô nhô. Khi những đợt gió mùa thổi về, hàng ngàn ngọn sóng trắng xoá đổ vào cửa sông dào dạt. Liền kề Dinh Cậu là bãi Dương Đông với bờ biển cát vàng, nước xanh, rực nắng (còn gọi là bãi tắm Dinh Cậu).
Dinh Cậu hiện là điểm đến của khách thăm quan với hàng trăm ngàn lượt người mỗi năm. Lên Dinh lắng nghe tiếng sóng rì rào mang đậm vị mặn mà của biển và trải lòng với thiên nhiên là điều thú vị rất riêng mà chỉ nơi này mới có.
Làng Chài Hàm Ninh - Phú Quốc
Khám Phá Làng Chài Hàm Ninh, một ngôi làng nằm nép mình dưới chân núi Hàm Ninh, thuộc địa bàn xã Hàm Ninh, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Hàm Ninh là ngôi làng cổ, hoang sơ với những mái nhà tranh, vách tre giản dị. Người dân trong làng sống bằng nghề bắt ngọc trai, hải sâm, và giăng lưới. Hàm Ninh ngày nay còn được biết đến với cầu cảng Bãi Vòng, những bãi biển xinh đẹp và nhiều thứ hải sản độc đáo.
Không ai biết ngôi làng này có tự bao giờ, chỉ biết rằng, khi đảo Phú Quốc còn hoang vắng, một số cư dân từ xa đến đây khai thác hải sản, rồi lập làng sinh sống. Khi cửa biển Dương Ðông vang tiếng sóng thì Hàm Ninh là bến đậu ghe yên tĩnh và an toàn. Các ghe buồm, ghe bầu từ đất liền đến cập bến ở đây để lên hàng hoá rồi chở hải sản đi. Thời Minh Mạng, Hàm Ninh là thôn thuộc tổng Phú Quốc, huyện Hà Châu, phủ An Biên, tỉnh Hà Tiên. Trải qua thời Thiệu Trị, Tự Đức, đến đầu thời Pháp thuộc, Hàm Ninh thuộc hạt Kiên Giang, rồi Rạch Giá, rồi Hà Tiên. Từ ngày 25-05-1874, Hàm Ninh thuộc hạt Phú Quốc. Từ ngày 16-06-1875, Hàm Ninh thuộc hạt Hà Tiên. Từ ngày 05-01-1876, gọi là làng thuộc hạt Hà Tiên. Từ ngày 20-08-1888, đổi thuộc hạt Châu Đốc. Từ ngày 27-12-1892, lại thuộc hạt Hà Tiên.
Từ ngày 01-01-1900, làng Hàm Ninh thuộc tỉnh Hà Tiên. Từ ngày 09-12-1913, đổi thuộc tỉnh Châu Đốc. Từ ngày 19-07-1921, làng Hàm Ninh thuộc quận Phú Quốc, tỉnh Hà Tiên. Sau năm 1956, Hàm Ninh là xã thuộc quận Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Sau 30-04-1975, thuộc huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Ngày 17-02-1979, tách hai ấp Bãi Thơm, Hòn Một nhập vào xã Cửa Cạn; tách ấp Rạch Hàm nhập vào xã Dương Tơ; xã Hàm Bình đổi tên thành xã Bãi Bổn. Sau đó lấy lại tên Hàm Ninh. Ngày 24-04-1993, tách một phần đất xã Hàm Ninh hợp với một phần đất tách ra từ xã Cửa Cạn để lập xã mới Bãi Thơm.
Làng chài Hàm Ninh nằm trên bờ biển phía Ðông đảo, sau lưng là núi rừng, trước mặt là biển cả mênh mông. Biển Hàm Ninh ra xa vài trăm thước mà vẫn còn cạn. Khi nước ròng, bãi cát mênh mông chạy tít ra xa, lúc nước lên, tràn ngập bãi, vào tận mé rừng. Ðứng trên bãi Hàm Ninh, nhìn ra xa có thể thấy quần đảo Hải Tặc; chệch về Ðông Nam, hòn Nghệ mờ mờ trên làn nước biếc; phía Nam là mũi Ông Ðội - mũi đất cuối cùng của đảo.
Thăm Hàm Ninh vào sáng sớm hay vào những đêm trăng thì mới thưởng ngoạn hết vẻ đẹp của vùng biển này. Tại đây khách thăm quan sẽ được thưởng thức cảnh nhật nguyệt trôi bồng bềnh trên mặt biển. Ðến đây mà chưa thưởng thức ghẹ luộc thì coi như chưa trọn vẹn. Ghẹ là đặc sản vùng.