Tọa lạc ngay tại Bãi Dài, phía Tây Bắc đảo ngọc Phú Quốc, Công viên Chăm sóc và Bảo tồn Động vật Vinpearl Safari là vườn thú mở đầu tiên tại Việt Nam, được xây dựng theo mô hình Safari thế giới, giữ vai trò là một trung tâm lưu trữ, bảo tồn và nhân giống các loài động, thực vật quý hiếm.
Địa điểm
Tọa lạc ngay tại Bãi Dài, phía Tây Bắc đảo ngọc Phú Quốc, Công viên Chăm sóc và Bảo tồn Động vật Vinpearl Safari là vườn thú mở đầu tiên tại Việt Nam, được xây dựng theo mô hình Safari thế giới, giữ vai trò là một trung tâm lưu trữ, bảo tồn và nhân giống các loài động, thực vật quý hiếm.
Thiên nhiên động thực vật phong phú
Vinpearl Safari quy tụ khoảng 3.000 cá thể, đại diện cho 150 loài động vật quý hiếm từ khắp nơi trên thế giới, được chia thành hai khu vực chính: Công viên động vật hoang dã (Safari park) và Vườn thú mở (Open zoo).
Trong Vườn thú mở đang nuôi dưỡng và bảo tồn khoảng 40 loài bản địa quý hiếm cùng nhiều loài động vật hoang dã đến từ các vùng địa sinh học đặc trưng trên thế giới như Nam Phi, Châu Âu, Ấn Độ, Úc… Xây dựng theo mô hình hiện đại, ngôi nhà của các cư dân Vinpearl Safari được thiết kế bán mở với hào nước bao quanh tạo ra môi trường sống hài hòa cùng thiên nhiên cũng như mang lại tầm quan sát chân thực và sống động nhất cho khách thăm quan.
Đi men theo từng con đường nhỏ uốn mình dưới những tán cây, Lữ khách
sẽ lần lượt khám phá Thế giới Linh trưởng với sự hiện diện của Vooc Bạc, Vượn Pile, Khỉ mặt đỏ, Vượn cáo đuôi khoang…; những chú voi châu Á lững thững dạo bước bên bờ suối, khu vực các loài móng guốc mà đại diện tiêu biểu là Linh dương Ả Rập, Linh dương sừng mác, Linh dương đen, Bò tót..; hay dừng chân chiêm ngưỡng vẻ đẹp uy nghi của Hổ trắng Bengal, Sư tử châu Phi…, sự tinh nghịch của Lạc đà một bướu, Linh cẩu sọc hay vẻ lười nhác đáng yêu của các loài Gấu… Đồng thời, với 3 vườn chim được quy hoạch theo chủ đề vườn Công, vườn Cò, vườn Sáo, và sự duyên dáng của Hồ hồng hạc, trải nghiệm vườn thú mở là một hành trình đặc biệt thú vị đưa khách thăm quan trở về với thiên nhiên để hòa mình vào đời sống sinh động của muôn thú giữa một khu rừng yên bình.
Trải dài trên diện tích rộng lớn với hệ thống thực vật phong phú, Công viên động vật hoang dã đáp ứng được những nhu cầu khắt khe của mô hình Safari. Mỗi phân khu trong công viên là một hệ sinh cảnh khác nhau đảm bảo phù hợp với tập tính sinh học của từng loài. Lữ khách
sẽ được trải nghiệm Công viên động vật hoang dã bằng xe chuyên dụng theo phương thức rất thú vị, “người nhốt, động vật thả tự do”.
Edit
Còn gì thú vị hơn khi khách thăm quan được tận mắt quan sát khoảnh khắc những chú sư tử vờn nhau bên đám cỏ khô, đàn Hươu cao cổ lững thững nối đuôi băng qua đường, bầy Tê giác nhởn nhơ trầm mình dưới vũng bùn non hay hình ảnh những chú Linh dương nước bất chợt vểnh tai ngơ ngác khi nghe tiếng “Chúa tể sơn lâm” gầm vang cả một góc rừng… Chính không gian sống rộng mở tại đây đã tạo điều kiện cho các loài được tự do thể hiện những hành vi bản năng và mang đến cho Lữ khách
một cơ hội được trải nghiệm chân thực đời sống hoang dã của chúng. Tất cả sẽ là những ấn tượng vừa lạ lẫm, vừa thích thú cho mọi khách thăm quan trong cuộc hành trình khám phá thế giới động vật độc đáo này.
Lần đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, Vinpearl Safari đã mang Lữ khách
đến gần hơn với đời sống tự nhiên hoang dã của muôn loài.
Chương trình bảo tồn động vật Vinpearl Safari
Cùng với nỗ lực bảo vệ đa dạng sinh thái toàn cầu, Vinpearl Safari đồng thời phát triển một chương trình bảo tồn động vật với nhiều hoạt động nghiên cứu, giáo dục và tuyên truyền nhằm kêu gọi cộng đồng cùng chung tay bảo vệ các loài động vật hoang dã và sinh cảnh tự nhiên.
Khu Safari
Edit
Trải dài trên diện tích rộng lớn với hệ thống thực vật phong phú, đây là nơi đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam hiện nay bảo tồn các loài động vật trong môi trường mở hoàn toàn tự nhiên theo mô hình “safari”. Mỗi phân khu trong công viên là một hệ sinh cảnh khác nhau đảm bảo phù hợp với tập tính sinh học của từng loài. Không có hệ thống chuồng trại ngăn cách, hơn 40 loài động động vật quý hiếm được sinh trưởng và phát triển tự do giữa thiên nhiên hoang dã.
khách thăm quan sẽ được di chuyển qua các khu Bảo tồn hổ Ấn Độ, Bảo tồn tê giác châu Phi, Bảo tồn hươu cao cổ Kenya, Lưu vực sông Congo… của Công viên động vật bán hoang dã bằng xe bus chuyên dụng theo phương thức rất thú vị, “người nhốt, động vật thả tự do”, mang đến những trải nghiệm sinh động và chân thực nhất về đời sống tự nhiên của muôn loài.
Còn gì thú vị hơn khi Lữ khách
được tận mắt quan sát khoảnh khắc những chú sư tử vờn nhau bên đám cỏ khô, đàn Hươu cao cổ lững thững nối đuôi băng qua đường, bầy Tê giác nhởn nhơ trầm mình dưới vũng bùn non hay hình ảnh những chú Linh dương nước bất chợt vểnh tai ngơ ngác khi nghe tiếng “Chúa tể sơn lâm” gầm vang cả một góc rừng… Chính không gian sống rộng mở tại đây đã tạo điều kiện cho các loài được tự do thể hiện những hành vi bản năng và mang đến cho khách thăm quan một cơ hội được trải nghiệm chân thực đời sống hoang dã của chúng. Tất cả sẽ là những ấn tượng vừa lạ lẫm, vừa thích thú cho mọi Lữ khách
trong cuộc hành trình khám phá thế giới động vật độc đáo này.
Lần đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, Vinpearl Safari đã mang khách thăm quan đến gần hơn với đời sống tự nhiên hoang dã của muôn loài.
Các loài động vật
Tê giác trắng
Edit
Tê giác là loài động vật ăn cỏ hiền lành, đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì nạn săn bắt lấy sừng. Trong 40 năm qua, 95% tê giác trên toàn thế giới đã biến mất; cá thể tê giác Java cuối cùng ở Việt Nam cũng đã bị giết vào năm 2010. Nhiều chiến dịch kêu gọi chấm dứt sử dụng sừng và bảo vệ tê giác đã được triển khai tại Việt Nam – quốc gia tiêu thụ sừng tê giác nhiều nhất trên thế giới. Chung tay cùng các chiến dịch bảo vệ loài tê giác, Vinpearl Safari đã nhận nuôi và chăm sóc đặc biệt cho một đàn Tê giác trắng quý hiếm.
HỔ BENGAL
Linh vật quốc gia của Ấn Độ và Bangladesh
Đây là phân loài hổ phổ biến nhất tại Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Bhutan, Myanma và Tây Tạng. To lớn và rất khỏe nên hầu như Hổ Bengal không bị đe dọa trong môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, sự săn bắt của con người và môi trường sống ngày càng thu hẹp đã ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại của loài hổ này. Được Sách đỏ thế giới xếp vào hạng “nguy cấp – bị đe dọa tuyệt chủng” với chỉ khoảng 2.500 cá thể đang sinh sống trong tự nhiên, hổ Bengal đang được bảo tồn đặc biệt tại Vinpearl Safari.
HƯƠU CAO CỔ
Edit
Với tính cách hiền lành, thân thiện, cùng chiều cao nổi bật (trung bình 5m), hươu cao cổ luôn là tâm điểm chú ý tại các vườn thú trên thế giới. Trong khu trưng bày mở, khách thăm quan sẽ được dừng chân tại khu hươu cao cổ để làm quen và tiếp xúc trực tiếp với những người bạn dễ thương này. Những chú hươu cao cổ tại Vinpearl Safari chắc chắn sẽ đem lại những trải nghiệm thú vị, hào hứng cho các Lữ khách
nhí.
HỒNG HẠC LỚN
Là một loại chim lớn thuộc họ sếu, thường sống theo đàn. Khi mới sinh, hồng hạc có lông màu trắng, nhưng sau đó sẽ chuyển thành màu hồng nhạt, hồng cam hay đỏ thẫm tùy thuộc vào nguồn thức ăn. Hồng hạc lớn có một chóp đen ở phần mỏ và có thể tìm thấy ở Châu Phi, Nam Á và Nam Âu.
KHỈ ĐẦU CHÓ
Là loài động vật sống ban ngày và trên cạn, ngủ trên cây vào ban đêm. Khỉ đầu chó ăn tạp, ăn trái cây, chồi, rễ, cỏ, rau, hạt, củ, lá, ngũ cốc, côn trùng và động vật có vú nhỏ. Bởi vì nó ăn gần như bất cứ thứ gì có sẵn, nó có thể chiếm cứ các khu vực ít tài nguyên hoặc điều kiện khắc nghiệt. Sự hiện diện của nó có thể giúp cải thiện môi trường sống bởi vì nó đào nước và gieo hát giống qua chất thải, khuyến khích tăng trưởng thực vật.
KHỈ ĐUÔI LỢN
Edit
Khỉ đuôi lợn có chiều dài thân là 430-695mm, dài đuôi là 150-320mm, khối lượng khoảng 14 kg. Bộ lông màu vàng nhạt, đỉnh đầu có đám lông đen, đuôi giống đuôi lợn.
VOỌC BẠC
Voọc bạc (Trachypithecus cristatus) có thân hình thon nhỏ, lông trên đỉnh đầu có màu tối xám. Khuôn mặt có màu xanh xám đen và có chòm râu dài màu trắng nhờ. Chiếc mào trên đầu gần như nhọn. Thức ăn chủ yếu là lá cây, chồi cây và quả. Chúng thường hoạt động ban ngày, leo trèo khá giỏi và sống ở trên cây. Địa điểm phân bố của loài ở Việt Nam là Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên, Tây Ninh.
Linh dương sừng thẳng Ả Rập
Loài linh dương được mệnh danh là “kỳ lân” Ả Rập này có một cái "bướu" khá kỳ lạ trên lưng, cặp sừng dài và thẳng cộng với một cái đuôi ngắn có búi lông ở cuối. Linh dương sừng thẳng Ả Rập đã tuyệt chủng trong tự nhiên vào đầu những năm 1970, nhưng đã được cứu sống trong các vườn bách thú và những khu bảo tồn tự nhiên tư nhân. Chúng xuất hiện trở lại vào đầu những năm 1980. Tại Á vận hội 2006 tổ chức tại Doha (Qatar), linh dương sừng thẳng Ả Rập đã được chọn làm linh vật chính thức.
Linh dương sừng thẳng Ả Rập chủ yếu ăn cỏ nhưng cũng ăn nhiều loại thực vật khác, bao gồm cây, chồi non, thảo mộc, quả và rễ. Linh dương sừng thẳng Ả Rập có thể nhịn uống nước nhiều tuần liền.
Linh dương sừng mác
Là loài động vật từng phổ biến khắp Bắc Phi nên thích nghi sinh sống dưới cái nóng khắc nghiệt, với cơ chế làm mát hiệu quả và nhu cầu rất thấp đối với nước. Chúng bắt đầu sụt giảm do kết quả của biến đổi khí hậu. Sau đó, chúng còn bị săn bắt rộng rãi để lấy sừng. Ngày nay, linh dương được nuôi trong điều kiện nuôi nhốt tại nhiều khu bảo tồn đặc biệt.
Linh dương sừng mác được thuần hóa thời Ai Cập cổ đại nhằm cung cấp thực phẩm và vật hiến tế dâng lên các vị thần. Việc sử dụng tấm da trị giá của linh dương bắt đầu vào thời Trung Cổ.
Các loài khác
VƯỢN CÁO ĐUÔI KHOANG
Vượn cáo đuôi khoang là một loài linh trưởng mũi ướt lớn rất dễ nhận ra nhất do có đuôi vòng trắng và dài. Loài này sinh sống ở rừng ven sông đến các vùng rừng cây gai chà ở khu vực phía nam của hòn đảo Madagascar. Nó là loài ăn tạp, và sinh sống trên mặt đất. Chúng là loài hoạt động ngày, nghĩa là chỉ hoạt động tích cực trong thời gian ban ngày. Đặc biệt, loài vượn trong môi trường tự nhiên khi mùa đông về, do không thể tìm được thức ăn ưa thích, loài vượn cáo sẽ luôn ngủ để tích trữ năng lượng. Vào 7 tháng ngủ đông, thân nhiệt của loài vật này dao động rất mạnh từ vài độ đến hàng chục độ C.
Mặc dù được liệt kê là nguy cấp trong Sách đỏ của IUCN do bị phá hủy môi trường sống, nhưng vượn cáo đuôi vòng sinh sản dễ dàng trong điều kiện nuôi nhốt và là loài vượn cáo đông đúc nhất trong các vườn thú trên toàn thế giới, với số lượng hơn 2.000 cá thể. Nó thường sống thọ 16 tới 19 năm trong hoang dã và 27 năm trong điều kiện nuôi nhốt.
VƯỢN CÁO TRẮNG ĐEN
Vượn cáo trắng đen có số lượng ít và phân tán có mật độ thấp hơn và cô lập về sinh sản.
CÁO TAI DƠI
Sở hữu thân hình nhỏ nhắn cùng đôi tai khá to, cáo tai dơi được xem là một trong những loài động vật nhỏ đáng yêu nhất thế giới. Cáo tai dơi là động vật thuộc họ chó, sinh sống chủ yếu trong vùng đất cỏ ngắn cũng như vùng đất khô cằn của hoang mạc châu Phi. Cáo tai dơi thường có bộ lâu màu nâu, với đôi tai đen, chân và các bộ phận của khuôn mặt nhọn.Chiều dài trung bình của nó khoảng 55cm, chiều dài tai có thể đạt tới 13cm.
Cáo tai dơi là động vật ăn sâu bọ, chúng sử dụng đôi tai lớn của mình để xác định vị trí con mồi. 80-90% khẩu phần ăn uống của chúng là loài mối Hodotermes Mossambicus, sau đó đến các loài mối khác và bọ cánh cứng, dế, châu chấu, rết, sâu bướm, bọ cạp, nhện… cung cấp phần lớn nhu cầu nước.
LINH CẨU SỌC
Linh cẩu sọc là một loài ăn thịt người nguy hiểm với gần 10.000 con còn tồn tại trong thế giới hoang dã. Linh cẩu sọc không sống theo bầy đàn, chúng tuân thủ cuộc sống một vợ một chồng và cùng nhau nuôi dưỡng con cái.
Mèo đồng cỏ châu phi
Mèo đồng cỏ châu phi là một loài mèo cỡ trung bình, sống tại các đồng cỏ châu Phi và khu vực phía Nam sa mạc Sahara. Chúng có dáng vẻ thanh mảnh, chân dài, đuôi ngắn, và một đôi tai to rất đặc trưng. Một con đực trưởng thành dài khoảng 1m, nặng từ 9 đến 18kg. Chúng có thể di chuyển 3 – 4km mỗi đêm để tìm thức ăn. Đôi chân dài giúp chúng đạt được tốc độ tối đa 80km mỗi giờ, và đôi tai lớn cho phép chúng phát hiện con mồi ngay cả trong lòng đất. Mèo đồng cỏ châu Phi thường có bộ lông vàng đốm đen, Tonga có bộ lông trắng có lẽ phát sinh từ việc là kết quả của giao phối cận huyết.
Cũng giống như các loài mèo trong danh sách, số lượng mèo đồng cỏ châu Phi đang sụt giảm do mất đi môi trường sống và bị săn bắn quá mức để lấy da. Ngoài ra, mèo serval còn chịu sự săn đuổi của các loài thú ăn thịt lớn hơn như báo đốm, sư tử…
Sư tử
Sư tử là động vật có vú, có thể nặng tới 250kg, là loài lớn thứ nhì của họ Mèo sau Hổ. Sư tử sống từ 10 – 14 năm trong tự nhiên, trong môi trường giam cầm chúng có thể sống đến 20 năm. Trong tự nhiên, con đực hiếm khi sống hơn 10 năm, do hậu quả của việc đánh nhau liên tục với các sư tử đối thủ. Sư tử có tập tính xã hội khác biệt so với các loài họ mèo còn lại. Một đàn sư tử gồm con cái và con non của chúng cùng với một số nhỏ con đực trưởng thành. Nhóm sư tử cái thường đi săn cùng nhau, con mồi chủ yếu là động vật móng guốc lớn.
Bò sừng dài
Bò sừng dài là giống bò được biết đến với cặp sừng dài nổi bật đến khoảng 2,1m từ đầu sừng bên này sang đầu sừng bên kia đối với các con đực bị thiến và các con cái to lớn, có lịch sử phát triển lâu đời. Sừng có thể có chót đỉnh vặn cong lên một ít hoặc thậm chí có ba vòng xoắn. Hiện nay đây là giống bò chuyên thịt. Với bản tính hiền hoà bẩm sinh và thông minh nên giống bò sừng dài ngày càng được huấn luyện để trở thành bò cưỡi.
Bò tót
Bò tót là động vật thuộc bộ Guốc chẵn, họ Trâu bò, có lông màu sẫm và kích thước lớn, sinh sống chủ yếu ở vùng đồi của Ấn Độ và Đông Nam Á. Chúng có thể sinh sống ở dạng hoang dã hay đã được con người thuần hóa. Nó còn có tên gọi khác là bò rừng Mã Lai hay bò rừng bizon Ấn Độ.
Tại Việt Nam, bò tót được người dân tộc thiểu số gọi là con min, nghĩa là trâu rừng, do chúng có hình dáng tương tự loài trâu. Các chuyêngia động vật học trên thế giới cũng công nhận bò tót là một loài bò rừng lớn nhất trong tự nhiên. Một con bò đực trưởng thành thường nặng hàng tấn.
Hoẵng
Hoẵng còn gọi là mang, là một dạng hươu, nai thuộc chi Muntiacus. Hoẵng là loài động vật nhiệt đới, không có chu kỳ động dục theo mùa thời tiết, nên khi chuyển sang khu vực ôn đới có thể cho giao phối ở bất kỳ thời gian nào trong năm. Hoẵng đực có các gạc ngắn có thể mọc lại nhưng có xu hướng cắn xé nhau bằng răng nanh dài để bảo vệ lãnh địa.
Hoẵng là loại động vật được chú ý trong các nghiên cứu về sự tiến hóa do các biến thể lớn trong bộ nhiễm sắc thể của chúng cũng như các phát hiện về các loài mới trong thời gian gần đây.
Hươu sao
Hươu sao bắt nguồn từ các khu rừng nhiệt đới, là một loài hươu bản địa của nhiều vùng thuộc khu vực Đông Á và được du nhập đến nhiều nơi khác nhau của thế giới. Hươu sao được coi là loài vật bán thuần dưỡng, có thể nuôi ở nhà nhưng phải nhốt cẩn thận bởi vì nó vẫn giữ tập tính dã sinh hễ được thả là chạy về rừng.
Sừng hươu sao là đặc điểm và biểu tượng về sức mạnh của hươu. Chỉ hươu sao đực mới có sừng, sừng hươu có khả năng tái sinh hàng năm. Khi sừng mới mọc gọi là lộc nhung. Nhung hươu có giá trị sinh học và dược liệu mà các động vật khác ít khi có. Chính vì có giá trị trong việc chữa trị bệnh mà hiện nay hươu sao đang trên bờ vực tuyệt chủng.
Lạc đà một bướu
Động vật móng guốc thuộc bộ phụ nhai lại. Bộ lông ngắn, màu nâu be, đôi khi trắng hoặc hầu như đen. Lạc đà một bướu được nuôi ở Bắc Phi, Ả Rập tới Ấn Độ, cũng được đưa vào Nam Âu, châu Mỹ và Australia để vận tải hàng hóa.
Linh dương Klipspringer
Loài linh dương ở Nam Phi. Chúng cao khoảng 1,5 m và loài linh dương này có thể nhảy cao gấp 10 lần chiều cao cơ thể của chúng. Đây là loài vật nhảy cao nhất trong số những động vật có vú có kích thước cơ thể tương đương chúng.