==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Đài tưởng niệm liệt sĩ hi sinh tại Nhà tù Phú Quốc - Một địa điểm tham quan nổi tiếng thu hút sự quan tâm của khách thăm quan trong và ngoài nước. Nơi đây giống như bằng chứng thể hiện truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất, kiên trung của thế hệ cha anh chúng ta – những người đã ngã xuống vì độc lập dân tộc.

Đài tưởng niệm Liệt sĩ nhà tù Phú Quốc

Khi mà Phú Quốc trở thành một trung tâm thương mại, hành trình lớn của cả nước với những bãi biển hoang sơ thanh bình nổi tiếng thế giới và được nhiều người ghé đến nghỉ ngơi, thì ở đây vẫn tồn tại một công trình tái hiện lại địa ngục trần gian: Nhà tù Phú Quốc. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân ta, quân địch giam cầm, đọa đày các chiến sỹ cách mạng với quy mô, số lượng lớn nhất ở Việt Nam tại huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang, Căng Cây Dừa (1953-1954), Trại Huấn chính Cây Dừa (1955-1957), Trại giam tù binh Cộng sản Việt Nam, Phú Quốc (1967-1973).

Đài tưởng niệm Liệt sĩ nhà tù Phú Quốc - Ảnh 1

Các thế hệ người Việt Nam sẽ không bao giờ có thể quên được một nhà tù lớn nhất miền Nam mà người ta gọi là địa ngục trần gian - nơi từng giam cầm, tra tấn, hành hạ trên 30.000 chiến sỹ cách mạng, bộ đội và những người yêu nước. Tất cả những người bị địch bắt gọi chung là tù binh cộng sản.  Những cuộn dây thép gai xếp lớp, hiện vật mô phỏng các cuộc tra tấn tù binh, di vật, ảnh tư liệu, trụ cổng cũ nhà tù còn lại ghi chữ QC (quân cảnh) cùng những hình thức tra tấn man rợ có lẽ còn kinh khủng và man rợ hơn thời trung cổ như: bẻ từng chiếc răng, đóng hàng chục chiếc đinh vào người, đốt hạ bộ, khoét mắt, luộc người trong nước sôi... được nghĩ ra và thực hiện tại đây. Nhà tù này là nơi ghi dấu lại lịch sử chiến tranh tàn khốc Bắc và Nam nước ta. Một điểm đến có thể nói ngắn gọn là: không thể bỏ qua với những ai thích tìm hiểu về lịch sử.

Đài tưởng niệm Liệt sĩ nhà tù Phú Quốc - Ảnh 2

Đài tưởng niệm Liệt sĩ nhà tù Phú Quốc hay còn gọi là Khu biểu tượng nắm đấm là một tượng đài mang tính biểu tượng của Bãi Sao, Phú Quốc được xây dựng vào tháng 7-2013. Đây chính là mồ chôn tập thể của hơn 500 chiến sĩ cách mạng đã hy sinh trong các lần tra tấn dã man của địch tai nhà tù Phú Quốc. Năm 1985, sau khi đưa 835 bộ hài cốt của các chiến sĩ về, nhân dân cùng chính phủ ta đã an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ ở khu vực sườn đồi thấp giáp nhà thờ. Khu tưởng niệm được thiết kế hình tròn, chính giữa có một khối hình chữ nhật có hình người ở giữa, bên trên là tượng đài hình nắm đấm tay, thể hiện lòng căm thù, tinh thần kiên cường bất khuất trước kẻ thù của các chiến sỹ.

Đài tưởng niệm Liệt sĩ nhà tù Phú Quốc - Ảnh 3

Trong suốt quá trình tìm kiếm hài cốt, quân dân ta đã thu lượm được nhiều chiếc đinh mười phân còn đóng dính vào xương mu bàn chân, đầu gối và đỉnh đầu của những người anh hùng cách mạng này. Đã có những lúc quân địch cho xe ủi san lấp đất lên nghĩa địa này rồi lại tiếp tục chôn lấp tù binh lên lớp đất đã chôn cất người chết trước. Ngoài ra, bọn chúng còn mang các tù binh ra thủ tiêu ngoài biển khơi. Trong thời gian tồn tại gần 6 năm (từ tháng 6/1967 đến 3/1973) đã có hơn 4.000 người chết, hàng chục ngàn người bị thương tật tàn phế khi chịu đựng các hành phạt dã man tại trại giam tù binh Phú Quốc. 4 ngàn liệt sĩ nằm lại ngay dưới chân tượng đài Nắm Đấm, trong các hố chôn tập thể và dưới những tán rừng xanh bạt ngàn ở Phú Quốc. Năm 1973, sau khi ký kết Hiệp định Paris, nhà tù Phú Quốc đã bị giải tán, các tù binh được trao trả, nhưng những mất mát và thương tổn về cả tinh thần lẫn vật chất mà những người chiến sĩ của chúng ta phải chịu đựng thì không bao giờ có thể chữa lành được. Những câu chuyện khủng khiếp về một “địa ngục trần gian” giữa biển khơi vẫn còn trong ký ức, hằn sâu đến mức không thể nào quên và những gì xảy ra với số phận của hơn 40.000 tù binh nơi đây “trúc Nam Sơn không ghi hết tội”. Nhà tù Phú Quốc và Khu tưởng niệm Nắm đấm chính là bằng chứng ghi vào lịch sử những tội ác của thực dân. Chính vì vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích này là việc làm rất cần thiết và quan trọng.

 

Năm 1993, Khu di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc (gồm có tượng đài hình nắm tay) được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận di tích cấp quốc gia. Di tích lịch sử này là "biểu tượng của sự đàn áp khốc liệt và tinh thần hiên ngang vùng lên phá xiềng của tù binh Phú Quốc.

 

Giới thiệu Đài tưởng niệm Liệt sĩ nhà tù Phú Quốc

Giới thiệu Đài tưởng niệm Liệt sĩ nhà tù Phú Quốc
26 2 28 54 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==