Ngày 4/12, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc ban hành Danh mục phố cổ, làng cổ, làng nghề truyền thống tiêu biểu, biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 và di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ đô.
Ngày 4/12, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc ban hành Danh mục phố cổ, làng cổ, làng nghề truyền thống tiêu biểu, biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 và di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ đô.
Theo Nghị quyết vừa được thông qua, danh mục phố cổ có 79 phố (tập trung chủ yếu trên địa bàn quận Hoàn Kiếm).
Cổng làng Đường Lâm
Danh mục Làng cổ có 1 làng là Đường Lâm, thị xã Sơn Tây (gồm các thôn: Mông Phụ, Cam Thịnh, Cam Lâm, Đông Sàng, Đoài Giáp và khu vực phụ cận là các thôn Phụ Khang, Hưng Thịnh, Văn Miếu, Hà Tân).
Danh mục Làng nghề truyền thống tiêu biểu có 7 làng: Làng nghề Sơn khảm thôn Ngọ (Phú Xuyên); Làng nghề Sơn mài Hạ Thái (Thường Tín), Làng nghề Mây tre đan thôn Phú Vinh (Chương Mỹ), Làng nghề Điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng (Hoài Đức); Làng nghề Dệt lụa Vạn Phúc (Hà Đông), Làng nghề Gốm sứ Bát Tràng (Gia Lâm), Làng nghề Gỗ mỹ nghệ Thiết Úng (Đông Anh).
Danh mục biệt thự cũ có 225 biệt thự cũ, tập trung trên địa bàn các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Tây Hồ; danh mục công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 có 41 công trình; danh mục di sản văn hóa phi vật thể có 2 di sản: Hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng, hát Ca trù.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và hành trình Hà Nội, di sản văn hóa Thăng Long-Hà Nội đa dạng về loại hình, phong phú về chủng loại. Trong đó, phố cổ, làng cổ, làng nghề truyền thống tiêu biểu, biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 và di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn thủ đô là những sản phẩm không thể tách rời trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử của Hà Nội. Tuy nhiên cho đến nay, các di sản này chưa được khảo sát, thống kê, nghiên cứu, phân loại đánh giá giá trị, lập danh sách một cách tổng thể, đầy đủ và khoa học. Vì những tồn tại này mà các di sản chưa được bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lâu dài. Vì vậy, việc ban hành các danh mục này sẽ góp phần quản lý, giữ gìn, bảo tồn, phát huy và quảng bá hình ảnh của Hà Nội.
Nghị quyết cũng nêu rõ, hằng năm, UBND Thành phố rà soát, trình HĐND Thành phố điều chỉnh danh mục phố cổ, làng cổ, làng nghề truyền thống tiêu biểu, biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 và di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ đô.
Nguồn: Chinhphu.vn